Cá nhân có thu nhập dưới mức phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc. Nếu thu nhập của bạn trên 9 triệu/tháng thì bạn làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh.

blank

  1. Đăng ký người phụ thuộc lần đầu

Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế thu nhập cá nhân

a) Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

  • Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

b) Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc qua cơ quan chi trả thu nhập:

  • Cá nhân gửi văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi);

Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) cho cơ quan chi trả thu nhập.

  • Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc => gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.

Chú ý: Nộp hồ sơ chứng minh NPT: Chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký NPT lần đầu, NNT lập hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư  số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan Thuế

2. Đăng ký khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế về người phụ thuộc:

  • Người nộp thuế là cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế, khi thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân và người phụ thuộc, cá nhân phải khai báo với cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và gửi hồ sơ thông tin thay đổi của các cá nhân ủy quyền đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần trong năm, chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
  • Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế: thay đổi thông tin cho người phụ thuộc.

Cá nhân gửi Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của người phụ thuộc cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC. Trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.

Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT

blank

Chú ý:

  • NLĐ phải có mã số thuế TNCN rồi mới được đăng ký NPT.
  • Trong phần nội dung có 2 mục: I và II:
    • Nếu người phụ thuộc đã có chứng minh thư nhân dân (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc đã có mã số thuế người phụ thuộc thì các bạn khai thông tin NPT đó vào mục I.
    • Còn những NPT chưa có chứng minh thư nhân dân (dưới 14 tuổi) hoặc chưa có MST NPT thì khai vào mục II.
  • Mục “Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ gia cảnh” (chỉ tiêu 10 hoặc 25): Ghi theo tháng thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng kể cả trường hợp đăng ký sau thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
  • Mục “Thời điểm kết thúc giảm trừ” (Chỉ tiêu 11 hoặc 26): ghi Tháng thực tế kết thúc nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trường hợp không xác định được thời điểm kết thúc thì bỏ trống. (Tức là nếu bạn đăng ký NPT lần đầu thì bỏ trống mục này)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây