Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm. Bởi nộp thuế là nghĩa vụ của DN với Nhà nước ngay khi thành lập và trong quá trình DN hoạt động. Vậy sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, DN bạn phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế nào, mức đóng là bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó.

Cách loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Các loại thuế mà DN thường phải chịu khi thành lập DN được quy định như sau:

  1. Thuế môn bài
  • Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Mức thu phân theo bậc như sau:

Số vốn đăng ký (tỷ đồng) Thuế môn bài hàng năm (đồng)
Trên 10 3.000.000
Từ 5 đến 10 2.000.000
Từ 2 đến dưới 5 1.500.000
Dưới 2 1.000.000

 

  • Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm.
  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh lợi nhuận thì có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.

  • Mức thuế suất tính từ ngày 01/01/2016 là 20%

Tham khảo chi tiết hơn tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 để biết:

  • Các ngành nghề, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp nhận được ưu đãi thuế TNDN.
  • Thời gian và mức hưởng thuế suất ưu đãi.
  1. Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế Giá trị gia tăng là loại thuế: tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dung.
  • Có 2 phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
  • Tùy vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau.
  • Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
  • Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng: Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất GTGT.
  • Mức thuế suất: có 3 mức thuế suất tùy theo đối tượng ngành, nghề khác nhau: 0%5% hoặc 10%.
  1. Thuế xuất nhập khẩu:
  • Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
  • Thuế xuất nhập khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân.
  • Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường được quy định cụ thể trong Luật thuế xuất nhập khẩu 2016.

  1. Thuế thu nhập cá nhân

Các cá nhân có thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho các nhân viên của công ty:

  • Biểu thuế thu nhập các nhân lũy tiến từng phần như sau:
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

 

  • Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
c) Thu nhập từ trúng thưởng 10
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật nàyThu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này 200,1
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2

 

  1. Thuế tài nguyên
  • Thuế tài nguyên là loại thuế doanh ngiệp thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
  1. Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
  • Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.
  1. Thuế sử dụng đất.

Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.

  1. Phí và lệ phí khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây