blank

Như đã biết, đặt cọc là 1 phần của việc thực hiện hợp đồng. Và dưới đây là cách hạch toán đối với tiền cọc sao cho hợp lý.

BÊN ĐẶT TIỀN ĐẶT CỌC:

– Khi đặt tiền đặt cọc:

Nợ TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)

Nợ TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)

Có TK 111, 112

– Khi nhận lại tiền đặt cọc

Nợ TK 111, 112

Có TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)

Có TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)

– Trường hợp DN không thực hiện đúng những cam kết, bị DN nhận tiền đặt cọc phạt vi phạm hợp đồng trừ vào khoản tiền đặt cọc:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (số tiền bị trừ)

Có TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)

Có TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)

– Trường hợp sử dụng khoản tiền đặt cọc để thanh toán cho người bán:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)

Có TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)

BÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

– Khi nhận tiền đặt cọc:

Nợ TK 111, 112

Có TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)

Có TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)

– Khi trả lại tiền đặt cọc:

Nợ TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)

Nợ TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)

Có TK 111, 112.

– Trường hợp DN đặt tiền đặt cọc vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết, bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Khi nhận được khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết: Nếu khấu trừ vào tiền nhận đặt cọc:

Nợ TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)

Nợ TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)

Có TK 711 – Thu nhập khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây