Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015:

+ Tại Điều 154 quy định trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

…2. Được sửa đổi, b sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực…. ”

+ Tại Điều 156 quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:

“…2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đ thì áp dụng văn bản có hiệu lc pháp lý cao hơn. …

– Căn cứ Điều 38 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:

“…3. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật có trách nhiệm:

a) Lập, công b theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều này trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;

b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đthay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b  c khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm:

a) Công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực;

b) Quy định việc bãi bỏ các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực tại điều khoản thi hành của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết… ”

– Căn cứ Điểm e Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/04/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định việc lập hóa đơn như sau:

e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng việt.

Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo t giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ ln ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thi điểm lập hóa đơn.

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi t giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công b tỷ giá… ”

– Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Khoản 4 Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 27 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính như sau:

“Điều 27. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.

1. Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bng đng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

…3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổingoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hưng dn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mạinơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”

+ Tại Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 như sau:

“a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng đcho, biếu, tặng, trao đi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyn nội bộ, tiêu dùng nội bộ đ tiếp tục quá trình sản xuất). ”… ”

– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Điều 69 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn:

“3. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:

…- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:

+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản đ nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1 % so với tỷ giá mua bán chuyn Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyn Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng tn cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyn Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán. ”

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:

(1) Về hiệu lực văn bản:

Thông tư 181/2013/TT-BTC ngày 03/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ căn cứ Luật Quản lý thuế; Luật Thuế TNDN; Luật Thuế GTGT; Luật thuế TTĐB; Luật thuế TNCN; Luật Hải quan; Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 45/2005/QH11; Pháp lệnh về phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10; Nghị định số 38/2013/NĐ-CP. Hiện nay, Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 45/2005/QH11 đã được thay thế bởi Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13; Pháp lệnh về phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 được thay thế bởi Luật phí, lệ phí số 97/2015/QH13; Nghị định 38/2013/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 16/2016/NĐ-CP, do đó, trường hợp những nội dung hướng dẫn tại Thông tư 181/2013/TT-BTC khác với quy định tại Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khu số 107/2016/QH13; Luật phí, lệ phí số 97/2015/QH13 và Nghị định 16/2016/NĐ-CP thì áp dụng quy định của Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13; Luật phí, lệ phí số 97/2015/QH13 và Nghị định 16/2016/NĐ-CP.

(2) Về xuất hóa đơn; kê khai, nộp thuế GTGT:

Trường hợp tại bảng dữ liệu đấu thầu của hồ sơ mời thầu quy định các đơgiá được chào riêng biệt bởi Nhà thầu bằng 2 loại tiền tệ (Đồng Việt Nam và Yên Nhật) căn cứ theo nguồn cung cấp sử dụng cho các hạng mục công việc của Nhà thầu thì: đối với hạng mục Nhà thầu chính sử dụng nguồn cung cấp ở quốc gia khác mà theo quy định tại hồ sơ mời thầu, các hạng mục này được sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng Yên Nhật thì Nhà thầu chính phải thực hiện lập hóa đơn theo hướng dẫn tại điểm e Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC; tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam được xác định theo hưng dẫn tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 nêu trên và thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT bằng đồng Việt Nam trừ trường hợp Nhà thầu chính thuộc trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây