Các doanh nghiệp sản xuất luôn hướng tới việc giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Do vậy nếu công tác kế toán chi phí thực hiện tốt sẽ trở thành công cụ hiệu quả giúp DN kiểm soát được chi phí, hay việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp sẽ tạo cho DN nhiều lợi thế. Ở bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách tính giá thành theo phương pháp trực tiếp và những đối tượng DN nào nên áp dụng phương pháp này?

blank

  1. Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn , chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có quy trình công nghệ giản đơn như sản xuất điện, khai thác nước,… Khi đó, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Do vậy, công việc tính giá thành thường được thực hiện vào cuối tháng theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp.

  1. Đối tương tập hợp chi phí và tính giá thành
  • Đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm, dịch vụ; toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất ra một loại sản phẩm).
  • Đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng hạch toán chi phí.
  1. Cách tính giá thành
  • Công thức tính tổng giá thành

Ztt = Dđk + C – Dck

Trong đó :     Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.

C: Chi phí phát sinh trong kỳ

Dck:  giá trị sản phẩm giở dang cuối kỳ.

  • Công thức tính giá thành đơn vị:

Zđv= Ztt / Qtp

  • Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ít biến động thì tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chính là tổng giá thành.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây