Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định chi phí sản xuất thực tế của sản phẩm dở dang, lao vụ chưa hoàn thành để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp.
Có 3 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, cụ thể như sau:
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm.
- Nội dung: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Ví dụ : Một doanh nghiệp sản xuất SPA phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất cho đơn vị SPA ở từng giai đoạn như sau:
Khoản mục chi phí | Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2(gồm cả chi phí giai đoạn 1 chuyển sang) |
– Chi phí NVL trực tiếp– Chi phí nhân công trực tiếp – Chi phí SXC | 10.0004.000 3.000 | 10.0006.000 5.000 |
Cộng | 17.000 | 21.000 |
Theo báo cáo kiểm kê cuối kỳ
Giai đoạn 1 : còn 400 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 40%
Giai đoạn 2 : còn 300 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50%
Chi phí nguyên vật liệu bỏ hết 1 lần từ đầu qui trình sản xuất của từng giai đoạn
* Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 1 theo chi phí định mức
– Chi phí NVL trực tiếp = 10.000 x 400 = 4.000.000
– Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 400 x 40% = 640.000
– Chi phí sản xuất chung = 3.000 x 4000 x 40% = 480.000
Cộng = 5.120.000
* Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 2 theo chi phí định mức
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = 10.000 x 300 = 3000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 300 + (6000 – 4000) x 300 x 50% =000
- Chi phí SXC = 3000×300 + (5000 – 3000) x 300 x 50% = 1200.000
Cộng = 5.700.000
- Theo quy định hiện hành về Luật thuế TNDN, các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải xây dựng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng định mức sản xuất. Chính vì vậy, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức là phổ biến. Trường hợp các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý thì có thể dựa trên chi phí sản xuất thực tế và tùy đặc điểm sản xuất của mình mà lựa chọn đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc khối lượng hoàn thành tương đương.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
- Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm.
- Nội dung: Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành
Giá trị SP dở dang cuối kỳ | = | Giá trị SP dở dang đầu kỳ | + | Chi phí NVLC trực tiếp PS trong kỳ | x | Số lượng SP dở dang cuối kỳ |
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ | + | Số lượng SP dở dang cuối kỳ |
Ví dụ: Tại DN sản xuất sản phẩm có tình hình như sau:
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 20.000.000
- Chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp: 160.000.000
- CP nguyên vật liệu chính trực tiếp: 100.000.000
- CP nhân công trực tiếp: 40.000.000
- CP sản xuất chung: 20.000.000
Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 170 thành phẩm, còn lại 30 sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ | = | 20.000.000 + 100.000.000 | x | 30 | = | 18.000.000 |
170 + 30 |
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Điều kiện áp dụng: Áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm, các chi phí khác chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành, khối lượng sản phẩm dở dang lớn, không đồng đều giữa các kỳ.
- Nội dung: Theo phương pháp này phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng do vậy trước hết căn cứ số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính đổi ra số lượng thành phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó đánh giá theo nguyên tắc: nếu chi phí bỏ vào một lần cho cả quá trình thì tính đều cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành, nếu chi phí bỏ nhiều lần, bỏ dần theo tiến độ sản xuất thì tính quy đổi theo số lượng sản phẩm tương đương.
Số lượng sản phẩm tương đương | = | Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ | x | Tỷ lệ hoàn thành |
a. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản (1 giai đoạn)
- Đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần:
Giá trị SP dở dang cuối kỳ từng k/m | = | Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ | + | Chi phí phát sinh trong kỳ | x | Số lượng SP dở dang cuối kỳ |
Số lượng SP hoàn thành | + | Số lượng SP dở dang cuối kỳ |
- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần:
Giá trị SP dở dang cuối kỳ từng k/m | = | Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ | + | Chi phí phát sinh trong kỳ | x | Số lượng SP hoàn thành tương đương |
Số lượng SP hoàn thành | + | Số lượng SP hoàn thành tương đương |
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau :
- GT sản phẩm dở dang đầu kỳ: 13.000.000
- CP NVL trực tiếp: 10.000.000
- CP nhân công trực tiếp: 2.000.000
- CP sản xuất chung: 1.000.000
- Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp : 139.500.000
- CP NVL trực tiếp: 100.000.000
- CP nhân công trực tiếp: 23.500.000
- CP sản xuất chung: 16.000.000
- Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 150 sản phẩm, còn lại 50 SP dở dang, mức độ hoàn thành 40% CP NVL trực tiếp bỏ 1 lần.
Giải: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = 50 x 40% = 20
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CPNVLTT | = | 10.000.000 + 100.000.000 | x 50 | = 27.500.000 |
150 + 50 |
CPNCTT | = | 2.000.000 + 23.500.000 | x 20 | = 2.000.000 |
150 + 20 |
CPSXC | = | 1.000.000 + 16.000.000 | x 20 | = 3.000.000 |
150 + 20 |
∑: 32.500.000
b. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều giai đoạn
Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì từ giai đoạn 2 trở đi sản phẩm dở dang được đánh giá làm 2 phần: Phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo nửa thành phẩm bước trước chuyển sang và giai đoạn sau được tính cho sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
- Giai đoạn đầu giá trị sản phẩm dở dang được xác định như trường hợp quy trình sản xuất có 1 giai đoạn.
- Giai đoạn sau:
- Đối với chi phí bỏ 1 lần:
GT SP DD CK từng khoản mục | = | DĐKntp(n)+ Zntp(n-1) | x | Qdd(n) | + | DĐK (từng khoản mục) (n) + CP PS trong kỳ (n) | x | Qdd(n) |
Qtp + Qdd(n) + QH (n) | Qtp + Qdd(n) + QH (n) |
- Đối với khoản mục CP bỏ nhiều lần
GT SP DD CK từng khoản mục | = | DĐKntp(n)+ Zntp(n-1) | x | Qdd(n) | + | DĐK (từng khoản mục) (n) + CP PS trong kỳ (n) | x | Q’dd(n) |
Qtp + Qdd(n) + QH (n) | Qtp + Q’dd(n) + Q’H (n) |
Trong đó: DĐK : Giá trị SP DD đầu kỳ
Qtp: Số lượng thành phẩm
Qdd: Số lượng SP dở dang cuối kỳ
Q’dd: Số lượng SP hoàn thành tương đương
QH: SL SP hỏng
*Sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: sản phẩm hoảng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa được.
- Đối với SP hỏng có thể sửa chữa được DN sẽ phải bỏ thêm chi phí để sửa chữa, sau quá trình sửa chữa khắc phục, sản phẩm hỏng được chuyển thành sản phẩm.
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp và hạch toán như chi phí sản xuất sản phẩm, việc tính chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và tính giá thành sản phẩm hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được tính vào giá thành sản phẩm (nếu là hỏng trong định mức cho phép) hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường, tính vào chi phí khác,… là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì cách xác định tương tự như đối với SP dở dang cuối kỳ.