Căn cứ Điều 9, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

1. Trường hợp áp dụng:

* Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6 và Điều 8 Thông tư này thì sử dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

* Với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan.

* Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:

Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

* Xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

b) Điều kiện mua bán:

* Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

– Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan;

– Nếu lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, thì điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;

– Nếu lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, thì điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;

– Nếu lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, thì điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

* Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

– Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

– Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

c) Nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự

* Được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc được ủy quyền thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.

d) Xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên

* Thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan, trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.

* Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan thì phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

3. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này

Mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:

* Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự;

* Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;

* Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

* Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

* Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);

* Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây