Ngoài 2 phương pháp tính giá hàng tồn kho là bình quân gia quyền nhập trước- xuất trước thì DN có thể lựa chọn phương pháp giá thực tế đích danh. Bài viết sau sẽ trình bày chi tiết về nội dung, đối tượng áp dụng, ưu nhược điểm và cách tính theo phương pháp này.

  1. Nội dung phương pháp
  • Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra.
  • Phương pháp này chỉ áp dụng cho các Doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
  • Ưu điểm:
  • Công tác tính giá trị hàng tồn kho được thực hiện kịp thời, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
  • Thông qua việc tính giá HTK xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi việc tổ chức kho vận khắt khe, hệ thống kho hàng của DN cho phép bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho nên chỉ những DN có ít mặt hàng, HTK có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được mới có thể áp dụng được phương pháp này.
  1. Ví dụ:

Tình hình tồn kho, nhập xuất hàng A trong tháng 3/N tại một DN như sau:

  • Tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá: 10.000 đ/kg.
  • Tăng, giảm trong kỳ:
  • Ngày 5: nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000 đ/kg
  • Ngày 6: nhập 1.000 kg, đơn giá 10.800 đ/kg
  • Ngày 10: xuất 3.500 kg trong đó 1.000 kg đầu kỳ, 1.500 nhập ngày 5 và 1.000 nhập ngày 6
  • Ngày 12: xuất 500 kg của số nhập ngày 5
  • Ngày 25: nhập 3.000 kg, đơn giá 10.500 đ/kg
  • Ngày 26: xuất 2.000 kg, trong đó 1.000 kg nhập ngày 5, còn 1.000 kg nhập ngày 25.
  • Tồn cuối kỳ: 2.000 kg

Được biết giá mua hàng A trong kỳ là giá chưa có thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh như sau:

Theo phương pháp này lô hàng nào lấy ra thì khi xuất sẽ xuất theo giá nhập của lô đấy.

  • Ngày 10: xuất 3.500 kg, trong đó 1.000 kg đầu kỳ, 1.500 nhập ngày 5 và 1.000 nhập ngày 6. Giá thực tế xuất ngày 10 là:

1.000 x 10.000 + 1.500 x 11.000 + 1.000 x 10.800 = 37.300.000 đ

  • Ngày 12: xuất 500kg của số nhập ngày 5:

500 x 11.000 = 5.500.000 đ

  • Ngày 26 xuất 2.000 kg, trong đó 1.000 kg nhập ngày 5, còn 1.000 kg nhập ngày 25:

1.000 x 11.000 + 1.000 x10.500 = 21.500.000 kg

  • Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ:

2.000 x 10.500 = 21.000.000 đ

 

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA

Tài khoản: 156- Hàng hóa

Mã hàng: A

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây