Để ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp để làm căn cứ kiểm tra và pháp lý, kế toán sử dụng phương pháp chứng từ? Vậy chứng từ kế toán là gìGồm các loại nào và nội chung chứng từ gồm những điểm mục chủ yếu nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau:

Chứng từ kế toán

  1. Khái niệm chứng từ kế toán.
  • Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 có quy định: “Chứng từ kế toánlà những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”.
  • Chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ bởi vì nó chứng minh tính pháp lý của các nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán
  1. Nội dung chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán phải có các nội dung sau:

  1. Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
  2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
  3. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
  4. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
  5. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  6. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  7. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài ra, kế toán cũng có thế thêm các nội dung khác tùy từng loại chứng từ.

  1. Các loại chứng từ

Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo thông tư 200/2014/TT-BTC gồm 37 biểu mẫu, chia thành 5 loại theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ:

  • Liên quan đến lao động tiền lương: 12 chứng từ.
  • Liên quan đến hàng tồn kho: 7 chứng từ.
  • Liên quan đến bán hàng: 2 chứng từ
  • Liên quan đến tiền tệ: 10 chứng từ.
  • Liên quan đến tài sản cố định: 6 chứng từ.

Ngoài ra Bộ tài chính cũng quy định các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác: Hóa đơn GTGT (01GTKT-3LL), Hóa đơn bán hàng thông thường (02GTGT-3LL), Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính (05 TTC-LL), …

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC VÀ BIỂU MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC  ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

 

TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU
  I. Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL
5 Giấy đi đường 04-LĐTL
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL
7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL
8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL
9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL
11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL
12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL
   II. Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT
2 Phiếu xuất kho 02-VT
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT
6 Bảng kê mua hàng 06-VT
7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT
   III. Bán hàng
1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH
2 Thẻ quầy hàng 02-BH
   IV. Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT
2 Phiếu chi 02-TT
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
6 Biên lai thu tiền 06-TT
7 Bảng kê vàng tiền tệ 07-TT
8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT
9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ) 08b-TT
10 Bảng kê chi tiền 09-TT
   V. Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây