Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định đối với TSCĐ. Chi phí mua công cụ dụng cụ được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vậy cách thức phân bổ và hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ như thế nào?
Căn cứ vào nguyên tắc phù hợp trong kế toán, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau; chi phí phải tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu kỳ đó. Do vậy nếu giá trị cút công cụ dụng cụ lớn, dùng trong nhiều kỳ kế toán thì phải chi nhận vào TK 242-chi phí trả trước để phân bổ dần vào CP sản xuất, kinh doanh.
- Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ
Theo điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: “Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”
=> Như vậy thời gian phân bổ công cụ dụng cụ tối đa là 3 năm, do doanh nghiệp tự xác định thời gian phân bổ phù hợp
- Cách tính và hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ
a. Phân bổ một lần:
Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Khi mua CCDC nhập kho, thuế VAT được khấu trừ
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (giá chưa có thuế GTGT )
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào) (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị công cụ, dụng cụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
- Khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh, tính hết 100% giá trị của CCDC vào chi phí
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).
b. Phân bổ 50%
CCDC phân bổ 2 lần là các CCDC khi xuất dùng cho hoạt động SXKD, 50% giá trị của nó được được phân bổ vào chi phí SXKD của kỳ xuất dùng, 50% giá trị còn lại sẽ được phân bổ vào chi phí SXKD của kỳ sau đó.
Theo phương pháp này, khi xuất kho CCDC ra sử dụng, tính ngay 50% giá trị của CCDC vào chi phí còn 50% giá trị sẽ phân bổ nốt khi báo hỏng
- Khi xuất dùng phản ánh 100% giá trị xuất kho:
Nợ TK 242 : Chi phí trả trước
Có TK 153
- Đồng thời phân bổ lần đầu ngay 50% giá trị vào các đối tượng sử dụng
Nợ TK 627, 641, 642,…
Có TK 242
- Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng, xác định số phân bổ nốt
Số phân bổ nốt | = | Trị giá thực tế CCDC xuất dùng | – | Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) | – | Bồi thường vật chất (nếu có) |
2 |
Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho
Nợ TK 138 (1388): Số phải bồi thường vật chất
Nợ TK 627, 641, 642 : Số phân bổ nốt
Có TK 242 : Phần 50% còn lại
c. Phân bổ nhiều lần (phân bổ dần): các CCDC khi xuất dùng cho hoạt động SXKD, 1 phần giá trị của nó được được phân bổ vào chi phí SXKD của kỳ xuất dùng, số lần phân bổ có thể là thời gian sử dụng hoặc số lần dự kiến sử dụng
Mức phân bổ CCDC trong một kỳ | = | Giá trị CCDC xuất dùng |
Số kỳ hoặc số lần sử dụng |
- Khi xuất dùng phản ánh 100% giá trị xuất kho:
Nợ TK 242
Có TK 153
- Khi phân bổ mỗi lần vào chi phí SXKD :
Nợ TK 627, 641, 642,…: Mức phân bổ mỗi kỳ
Có TK 242: Mức phân bổ mỗi kỳ
- Khi thanh lý công cụ dụng cụ:
- Khi thanh lý công cụ dụng cụ, bạn xuất hóa đơn như thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111 số tiền thu được
Có TK 3331 Thuế (nếu DN hạch toán theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 711
- Với giá trị còn lại của công cụ dụng cụ các bạn cho vào chi phí luôn trong kỳ thanh lý đó:
Nợ TK 627/641/642: giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC
Có TK 142/242: giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC