Mỗi doanh nghiệp bộ phận kế toán được phân cấp thành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Vậy công việc của kế toán tổng hợp là gì? Đó là câu hỏi của không ít cá nhân khi tìm hiểu về công việc kế toán viên. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ kế toán tổng hợp làm những gì tại doanh nghiệp và những tiêu chuẩn cần có của một kế toán tổng hợp?

Công việc của kế toán tổng hợp

Theo luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 có quy định công việc của kế toán tổng hợp như sau: “Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết”. Như vậy một kế toán tổng hợp phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thành thạo, đòi hỏi kinh nghiệp thực tế, sự nhanh nhạy trong công việc.

  1. Trách nhiệm và công việc của kế toán tổng hợp
  • Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
  • Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh.
  • Kiểm tra rà soát sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp như kiểm tra giá trị tồn kho của báo cáo tổng hợp nhập xuất tông kho hàng hóa so với dư Nợ tài khaonr 156 trên bảng cân đối số phát sinh,…
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty
  • Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.
  • In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định
  • Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết
  • Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
  • Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở
  • Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo
  • Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
  • Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
  • Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng kế toán
  • Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến
  • Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định bản cứng cũng như dữ liệu bản mềm hồ sơ kế toán DN.
  • Kiểm tra hạch toán tình hình nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
  1. Quyền hạn.
  • Trực tiệp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát hiện sai.
  • Yêu cầu trực tiếp kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định.
  1. Quan hệ
  • Nhận sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng kế toán.
  • Nhận thông tin và thông tin trực tiếp tới các kế toán.
  • Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin tài chính- kế toán.
  • Liên hệ các bộ phận khác theo quy định.
  1. Tiêu chuẩn nghề nghiệp
  • Có năng lực chuyên môn về kế toán, có khả năng tổng hợp và nắm vững chế độ kế toán.
  • Có phẩm chuất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
  • Tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch.
  • Biết cách tổng hợp và phân tích báo cáo.
  • Có kiến thức căn bản về công nghệ quy trình sản xuất của công ty.
  • Có trình độ tin học nhất định, sử dụng thành thạo excel, các phần mềm kế toán….

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây