Mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định, sử dụng phương pháp nào cũng tùy thuộc vào từng điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho thì phương pháp đươc sử dụng phổ biến nhất là phương pháp bình quân gia quyền. Vậy phương pháp này áp dụng đối với DN nào, cách tính giá hàng tồn khotheo phương pháp này như thế nào?

Cách tính giá hàng tồn kho - Phương pháp bình quân gia quyền

  1. Nội dụng phương pháp
  • Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

Giá trị thực tế vật tư xuất dùng = Số lượng xuất dùng X Đơn giá bình quân.

Trong đó, đơn giá bình quân được xác định chủ yếu theo 2 phương pháp:

a) Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

  • Phương pháp này thích hợp với các DN có ít danh điểm nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế, số lượng của HTK đầu kỳ và nhập vào trong kỳ, kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hóa.
  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ làn, chỉ cần tính toán 1 lần vào cuối kỳ.
  • Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ


Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ.

                                                   

b) Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

  • Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm HTK. Nên phương pháp này được áp dụng tại các DN có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
  • Phương pháp này có ưu điểm là vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập


Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập

               

  1. Ví dụ: Tình hình tồn kho, nhập xuất hàng A trong tháng 3/N tại một DN như sau:
  • Tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá: 10.000 đ/kg.
  • Tăng, giảm trong kỳ:
  • Ngày 5: nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000 đ/kg
  • Ngày 6: nhập 1.000 kg, đơn giá 10.800 đ/kg
  • Ngày 10: xuất 3.500 kg
  • Ngày 12: xuất 500 kg
  • Ngày 25: nhập 3.000 kg, đơn giá 10.500 đ/kg
  • Ngày 26: xuất 2.000 kg
  • Tồn cuối kỳ: 2.000 kg

Được biết giá mua hàng A trong kỳ là giá chưa có thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Giải

a) Áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Giá đơn vị = 1.000×10.000+3.000 x 11.000 +1.000 x 10.800 + 3000 x 10.500


1.000 + 3.000 + 1.000 + 3.000

= 10.662,5 (đ/kg)

  • Giá thực tế hàng xuất:
  • Ngày 10: 3.500 x 10.662,5 = 37.318.750 (đ)
  • Ngày 12: 500 x 10.662,5 =   331.250 (đ)
  • Ngày 26: 2000 x 10.662,5 = 21.325.000 (đ)

=> cộng: 975.000 (đ)

  • Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ: 2.000 x 10.662,5 = 21.325.000 đồng.

b) Nếu áp dụng theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

  • Giá đơn vị bình quân ngày 5:
Giá đơn vị = 1000 x 10.000 + 3000 x 11.000


= 10.750 đ/kg
1000 + 3000

 

  • Giá đơn vị bình quân ngày 6:
Giá đơn vị = 4000 x 10.750 + 1000 x 10.800


= 10.760 đ/kg
4000 + 1000
  • Giá thực tế xuất kho:
  • Ngày 10: 3.500 x 10.760 = 37.660.000 (đ)
  • Ngày 12: 500 x 10.760 = 5.380.000 (đ)
  • Giá đơn vị bình quân ngày 25
Giá đơn vị = 1000 x 10.760 + 3000 x 10.500 = 10.565 đ/kg
1000 + 3000

 

  • Giá trị hàng xuất kho ngày 26: 1000 x 10.565 = 10.565.000 đ
  • Giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ: 2000 x 10.565 = 21.130.000 đ

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA

Tài khoản: 156- Hàng hóa

Mã hàng: A

ĐV: 1.000 đ

Ngày tháng Nội dung Đơn giá nhập/ xuất Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn
SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền
Tồn đầu kỳ 10 1000 10.000
05/03 Nhập 11 3000 33.000 4000 43.000
06/03 Nhập 10,8 1000 10.800 5000 53.800
10/03 Xuất 10,76 3500 37.660 1500 16.140
12/03 Xuất 10,76 500 5.380 1000 10.760
25/03 Nhập 10,5 3000 31.500 4000 42.260
26/03 Xuất 10,565 2000 21.130 2000 21.130
Cộng phát sinh 7000 75.300 6000 64.170
Tồn cuối kỳ 10,565 2000 21.130

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây