Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hiện nay được quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC và thông tư 147/2016/TT-BTC.

THEO ĐÓ THÌ HIỆN NAY CÓ 3 PHƯƠNG PHÁP TRÍNH KHẤU HAO BAO GỒM:

PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

– Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao

– Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Thời gian trích khấu hao tham khảo tại:

PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO SỐ DƯ GIẢM DẦN

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

– Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số      /2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh

 

(%)

= Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 X 100
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh

 

(lần)

Đến 4 năm ( t £ 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

– Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO SỐ LƯỢNG KHỐI LƯỢNG

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

– Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

– Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

– Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định
Sản lượng theo công suất thiết kế

– Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

Trong 3 phương pháp khấu hao này thì phương pháp được sử dụng nhiều và phổ biến nhất là phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng tuy nhiên theo quy định của thông tư 78/2014/TT-BTC và thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp chỉ được áp dụng phương pháp khấu hao này khi kinh doanh có lãi.

Minicase_Khấu hao TSCD

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây