Tùy tình hình sản xuất kinh doanh của DN mà DN lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phù hợp: phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp thực tế đích danh. Vậy nên áp dụng phương pháp nào đối với DN mình, và cách tính của từng phương pháp như thế nào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách áp dụng đối với phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).
- Nội dung phương pháp
- Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Ta có thể hiểu đơn giản là DN nhập lô hàng nào trước thì xuất theo đơn giá trước rồi sau đó mới xuất theo giá của từng lập nhập sau.
- Phương pháp này thích hợp với các mặt hàng có sự ổn định về giá hoặc những mặt hàng có xu hướng giảm giá vì giảm rủi ro tiềm tang ẩn chưa trong số vật tư tồn kho cuối kỳ.
- Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
- Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
- Ví dụ: Tình hình tồn kho, nhập xuất hàng A trong tháng 3/N tại một DN như sau:
- Tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá: 10.000 đ/kg.
- Tăng, giảm trong kỳ:
- Ngày 5: nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000 đ/kg
- Ngày 6: nhập 1.000 kg, đơn giá 10.800 đ/kg
- Ngày 10: xuất 3.500 kg
- Ngày 12: xuất 500 kg
- Ngày 25: nhập 3.000 kg, đơn giá 10.500 đ/kg
- Ngày 26: xuất 2.000 kg
- Tồn cuối kỳ: 2.000 kg
Được biết giá mua hàng A trong kỳ là giá chưa có thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Giải:
- Trước hết ta căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần tiếp theo, làm giá thực tế của từng lần xuất kho.
- Giá thực tế hàng xuất ngày 10: 1.000 x 10.000 + 2.500 x 11.000 = 37.500.000 đ
- Giá thực tế hàng xuất ngày 12: 500 x 11.000 = 5.500.000 (đ)
- Giá thực tế hàng xuất ngày 26: 1.000 x 10.800 + 1.000 x 10.500 = 21.300.000 đ
- Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ: 2.000 x 10.500 = 21.000.000 đ
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA
Tài khoản: 156- Hàng hóa
Mã hàng: A
ĐV: 1.000 đ
Ngày tháng | Nội dung | Đơn giá nhập/ xuất | Nhập trong kỳ | Xuất trong kỳ | Tồn | |||
SL | Thành tiền | SL | Thành tiền | SL | Thành tiền | |||
Tồn đầu kỳ | 10 | 1000 | 10.000 | |||||
05/03 | Nhập | 11 | 3000 | 33.000 | 1000 | 10.000 | ||
3000 | 33.000 | |||||||
06/03 | Nhập | 10,8 | 1000 | 10.800 | 1000 | 10.000 | ||
3000 | 33.000 | |||||||
1000 | 10.800 | |||||||
10/03 | Xuất | 10 | 1000 | 10.000 | 500 | 5.500 | ||
11 | 2500 | 27.500 | 1000 | 10.800 | ||||
12/03 | Xuất | 11 | 500 | 5.500 | 1000 | 10.800 | ||
25/03 | Nhập | 10,5 | 3000 | 31.500 | 1000 | 10.800 | ||
3000 | 31.500 | |||||||
26/03 | Xuất | 10,8 | 1000 | 10.800 | 2000 | 21.000 | ||
10,5 | 1000 | 10.500 | ||||||
Cộng phát sinh | 7000 | 75.300 | 6000 | 64.300 | ||||
Tồn cuối kỳ | 10,5 | 2000 | 21.000 |