Tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng của kế toán  thực hiện các kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng giá thành. Việc tính giá thành trong từng DN, phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng tính giá thành mà có các phương pháp tính giá thành khác nhau. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn một phương pháp được sử dụng phổ biến, đó là tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

  1. Điều kiện áp dụng

Áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, tạo ra nhiều loại sản phẩm chính khách nhau như doanh nghiệp hóa chất lọc dầu, sàng tuyển than…..

  1. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
  • Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
  • Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó tạo ra.
  1. Cách xác định
  • Để tính được giá thành từng loại sản phẩm, ta phải căn cứ trên các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật được xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành, trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn.
  • Giả sử HA, HB, HC là hệ số của các loại sản phẩm: A, B, C và QA, QB,QC là sản l­ượng của các loại sản phẩm A, B, C.

Bước 1: Để tính giá thành cần xác định tổng sản l­ượng quy đổi dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành và hệ số giá thành sản phẩm

QH = QA HA + QBHB + QCHC = ∑Qi x Hi.

Bước 2: Tính hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm

 H(i)  = Qi x Hi
QH

 

Bước 3: Xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm dựa trên chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ:

Ztt = Dđk + C – Dck

Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng sản phẩm chính theo khoản mục:

Ztt(i) = Hi x Ztt

Giá thành đơn vị sản phẩm của từng loại sản phảm chính

Zđv (i) = Ztt(i) / Qi

Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, các bạn theo dõi ví dụ sau:

Tại DN sản xuất sản phẩm trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra 2 sản phẩm A và B trong tháng 6/N có số liệu như sau:

Đơn vị: 1000 đồng

Khoản mục chi phí GT Sp dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ GT SP dở dang cuối kỳ
CP NVLTT 80.000 900.000 40.000
CP NCTT 20.000 700.000 10.000
CP SXC 30.000 500.000 20.000
Tổng 130.000 2.100.000 70.000

 

Cuối tháng hoàn thành nhập kho 90 SP A và 140 SP B.

Hệ số  Sp A và B lần lượt là 1: 1.5. Yêu cầu lập bảng tính giá thành SP A, B

Giải

Tổng số lượng hoàn thành quy đổi: QH = 90 x 1 +140 x 1.5 = 300

Hệ số phân bổ giá thành:

  • HA = 90/300 = 0.3
  • HB = 0.7.

Bảng tính giá thành SP

Đơn vị: 1000 đồng

Khoản mục CP Gt SP dở dang đầu kỷ Chi phí PS trong kỳ  GT SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thànhChung  Tổng Giá thành từng loại
SP A SP B
CP NVLTT 80.000 900.000 40.000 940.000 282.000 658.000
CP NCTT 20.000 700.000 10.000 710.000 213.000 497.000
CP SXC 30.000 500.000 20.000 510.000 153.000 357.000
Tổng 130.000 2.100.000 70.000 2.160.000 648.000 1.512.000

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây